Biện pháp phòng ngừa NO2 xuất hiện trong ao tôm

Vấn đề khí độc (NH3, NO2,…) là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người bà con khi nuôi. Bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc NO2 (Nitrite) trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng. Tham khảo biện pháp phòng ngừa NO2 xuất hiện trong ao tôm ở bài viết dưới đây.

no2

Nguyên nhân khí độc NO2 trong ao nuôi gây hại cho tôm

– Ở những ao nuôi cũ, ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao, thức ăn nhiều đạm lơ lửng, tích tụ. Chúng hòa vào nước làm tiêu tốn Oxy và xuất hiện nhiều khí độc NO2 trong ao nuôi.

– Chất thải trong quá trình nuôi tôm sản sinh ra 1 lượng khí độc. Tôm càng lớn, càng ăn nhiều và thải ra càng nhiều. Dẫn đến lượng NO2 ngày càng cao.

– Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không có ánh sáng để quang hợp. Quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho Oxy hòa tan trong ao giảm xuống thấp. Khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu dễ mắc bệnh.

– Mưa làm tăng axit trong nước. Từ đó giảm pH tăng tính độc của NO2 sẽ nguy hiểm hơn cho tôm.

– Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng. Tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới. Điều này làm cản trở Oxy hòa tan xuống tầng nước phía dưới, làm tôm stress và tăng tính độc của NO2.

– Mưa kèm theo gió làm xuất hiện sóng trên mặt nước. Điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi. Làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí NO2 sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.

– Quá trình thu tỉa tôm, vớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao.Làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.

– Khi tôm lột xác, chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc. Vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.

Biện pháp phòng ngừa NO2 xuất hiện trong ao tôm

– Cải tạo, bón vôi, sên vét đáy ao trước khi thả giống.

– Nên thiết kế ao có hố siphon gom và lấy các chất hữu cơ ra ngoài được, nhanh chóng, tránh tình trạng chết góc làm phân tôm, xác tảo,…

– Đảm bảo hàm lượng oxy đầy đủ và pH ổn định dao động từ 7,5 – 7,8

– Định kỳ đánh vi sinh xử lý nước để chuyển hóa đạm amoniac thành Nitrat. Thông qua quá trình Nitrat hóa nhờ 2 nhóm vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas. Làm sạch đáy ao, phân hủy mùn bã hữu cơ, chuyển hóa NH3 (độc) thành NO2- (rất độc) và cuối cùng thành NO3- (rất ít độc).

– Kiểm soát nồng độ NO2 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng cho phép, duy trì lượng oxy > 4mg/L và dòng chảy dao động từ 0.1 – 0.3 m/s.

– Điều chỉnh lượng thức ăn để giảm NO2 bằng cách canh nhá để tránh tình trạng dư thừa thức ăn.

Trên đây là một số thông tin về khí độc NO2 xuất hiện trong ao nuôi tôm. Hi vọng một số thông tin ở trên sẽ giúp ích được cho bà con trong việc phòng ngừa khí độc xuất hiện trong ao tôm. Bà con có thể liên hệ tới Hotline 07.6262.1080 để được tư vấn về kỹ thuật nuôi tôm. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

Rate this post

You cannot copy content of this page