Trong quá trình sinh trưởng và phát triển tôm thường xuyên lột vỏ, chúng lột bỏ lớp vỏ cũ và thay bằng lớp vỏ mới. Sau mỗi lần lột vỏ tôm sẽ lớn hơn so với trước, lớp vỏ mới cũng nhanh chóng cứng lại giúp bảo vệ cơ thể tôm. Tuy nhiên cũng có trường hợp tôm bị bệnh mềm vỏ sau khi lột, vậy đâu là các nguyên nhân? Hãy cùng Sundo Việt Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ
Tôm lột nhưng sau đó vỏ không cứng, nên rất yếu ớt dễ mắc bệnh và chết rải rác. Nhiều người nuôi còn gọi hiện tượng này là bệnh tôm mềm vỏ, nguyên nhân được xác định là do:
Yếu tố môi trường: Ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp sẽ có tình trang ao nuôi thiếu chất khoáng. Vậy nên không đáp ứng được yêu cầu hình thành vỏ lớp vỏ mới của tôm. Vì thế sau khi lột vỏ tôm không có được lớp vỏ mới cứng như lúc ban đầu. Ngoài ra khi ao bị ô nhiễm hoặc bị dư lượng hóa chất xử lý cũng sẽ có xuất hiện tình trạng tôm bị mềm vỏ.
Do tôm bị thiếu dinh dưỡng: Ở các ao nuôi sử dụng thức ăn kém chất lượng không đủ dinh dưỡng. Tôm bị thiếu các Vitamin và các khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết như Canxi, Phospho,… thì tôm lột nhưng không cứng vỏ.
Biện pháp xử lý tôm bị bệnh mềm vỏ
1. Phòng hiện tượng tôm bị mềm vỏ
Để phòng hiện tượng tôm bị mềm vỏ bà con cần thực hiện:
– Trong quá trình cải tạo ao bà con hạn chế việc lạm dụng các chất hóa học để xử lý
– Chọn con giống đạt chuẩn từ nhà cung cấp giống uy tín
– Nên thả nuôi với mật độ phù hợp, mật độ quá nhiều sẽ làm tôm dễ thiếu khoáng chất, stress và bị mềm vỏ
– Độ kiềm trong ao nuôi tôm cần phải đảm bảo, tôm sú là 80-120mg/lít, tôm thẻ từ 120-160mg/lít
– Độ pH trong ngưỡng từ 7.5 – 8.5 sẽ giúp tôm khỏe mạnh dễ lột xác và cứng vỏ
– Tạt khoáng định kỳ để bổ sung khoáng cho ao nuôi, bà con sử dụng khoáng Calciphos Blue với liều lượng 1kg cho 1.000m3 nước (5-7 ngày/lần). Có thể trộn cho ăn thường xuyên 1kg/ 100-150kg thức ăn.
– Ngoài khoáng chất vitamin C cũng rất cần thiết cho tôm. Bà con Sử dụng trong suốt vụ nuôi, 2-3 ngày tạt một lần.
– Nếu có thể bà con nên đo các thông số môi trường như độ mặn, độ pH,.. 2 lần mỗi ngày, 1 lần vào buổi sán và 1 lần buổi chiều, từ đó xử lý kịp thời để tránh biến động môi trường làm tôm bị sốc.
– Thường xuyên cấy men vi sinh cho ao nuôi giúp ổn định màu nước, phân hủy các chất thải hữu cơ, hấp thu khí độc và ức chế các vi khuẩn có hại, tạo môi trường thuận lợi để tôm lột xác dễ dàng.
2. Trị bệnh mềm vỏ trên tôm
Khi phát hiện tôm bị mềm vỏ cần phải xử lý ngay như sau:
– Cung cấp đầy đủ Oxy hòa tan cho ao nuôi, nên dùng Oxy dạng hạt rải đều xuống ao nuôi.
– Tiến hành thay nước 30%, hãy xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào ao nuôi. Đồng thời si-phông đáy ao để loại bỏ các chất hữu cơ, mùn bã để giảm các loại khí độc ảnh hưởng đến tôm
– Sử dụng Yucca Zeo để hấp thu khí độc, làm nước sạch, đồng thời bổ sung khoáng chất cần thiết giúp tôm nhanh cứng vỏ
– Khi tôm bị mềm vỏ chúng rất dễ bị các mầm bệnh, vi khuẩn tấn công vì thể việc bổ sung men vi sinh để gia tăng vi khuẩn có lợi sẽ giúp tôm dễ phục hồi hơn. Bà con dùng vi sinh BZT Blue liều lượng 454g/ 2.000 – 3.000m3 nước.
Nếu ao nuôi tôm của bà con đang gặp vấn đề về mềm vỏ, ốp thân,… Hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline 07.6262.1080 để được tư vấn xử lý chi tiết. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!