Ở các vùng có độ mặn thấp, bà con nuôi trồng thủy sản có thể gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khác nhau. Các phương pháp nuôi được áp dụng rộng rãi ở vùng ven biển, cửa sông không thể áp dụng cho các vùng có độ mặn thấp được. Tôm cần có thành phần ion khoáng ở các vùng ven biển, nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Vậy nên, ở các khu vực có độ mặn thấp, bà con cần phải bổ sung khoáng chất cho tôm đều đặn và thường xuyên để chúng phát triển tốt nhất. Ở bài viết này, Vi Sinh Sundo xin hướng dẫn cho bà con cách bổ sung khoáng trong ao nuôi tôm có độ mặn thấp.
Tầm quan trọng của khoáng chất đối với sự phát triển của tôm
Khoáng chất rất cần thiết trong việc duy trì áp suất thẩm thấu, điều chỉnh độ pH và cân bằng axit-bazo trong máu của tôm. Khoáng là thành phần quan trọng trong vỏ, mô mềm, enzyme,…cần thiết cho sự hình thành cơ và các xung thần kinh. Đặc biệt ở trong giai đoạn lột vỏ của tôm, bà con cần phải bổ sung khoáng chất đủ và đều đặn để giúp tôm hình thành vỏ mới cứng cáp.
Vỏ chitin ở tôm có chứa khoáng chất chủ yếu là CaCO3, magie, photpho và lưu huỳnh. Thành phần vô cơ của thức ăn tôm bao gồm 7 loại khoáng chất cần thiết với hàm lượng lớn hơn so với 15 loại khoáng chất khác. Khoáng chất được phân thành 2 loại: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, với khoảng 22 loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm. Một số loại khoáng được xác định cần thiết cho tôm là canxi, phốt pho, magiê, kali, sắt, kẽm, đồng, iốt và selen.
Trên thực tế, tôm sống trong môi trường nước và có thể đáp ứng một phần yêu cầu về khoáng từ môi trường sống và lượng thức ăn nạp vào. Tôm biển sống trong môi trường ưu trương, do đó nhu cầu về khoáng chất được đáp ứng một phần từ môi trường sống. Ngược lại, đối với tôm nước ngọt thì phải hấp thụ khoáng chất từ thức ăn, thực phẩm đầu vào. Vậy nên, nhu cầu sử dụng và bổ sung khoáng chất cho tôm phụ thuộc vào môi trường sống của chúng.
Trong quá trình phát triển, tôm cần khoáng chất để lột xác vì quá trình này lặp đi lặp lại làm khoáng chất bị mất đi. Các gốc mang một nguyên tố hydro, muối vô cơ hòa tan hoặc muối hữu cơ sinh học phải được cung cấp trong khẩu phần ăn của tôm. Sự hấp thụ phốt pho và canxi phụ thuộc vào sự hiện diện của acid chlorhydric do dạ dày tiết ra.
Ao có độ mặn thấp ảnh hưởng thế nào đến tôm?
Trong môi trường tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn của nước. Vì mật độ của chúng ở đó tương đối thưa, trong môi trường cũng có đủ loại thức ăn tự nhiên chúng ưa thích. Đặc biệt, nếu nhận thấy có sự biến động trong môi trường, tôm có thể bơi đến những nơi có điều kiện sống phù hợp hơn.
Đối với tôm nuôi trong ao thì khác. Tôm hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước ao nuôi và thức ăn được thả xuống.
Trong trường hợp này, tôm được nuôi trong điều kiện nước ao có độ mặn thấp như nước trên sông, nước lấy từ kênh rạch sâu trong đất liền, độ mặn chỉ khoảng vài phần ngàn (%), tôm rất dễ bị thiếu khoáng chất.
Tôm bị thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng sau:
– Tôm bị mềm vỏ, cong thân, đục cơ.
– Tôm giảm tăng trưởng, giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu với mầm bệnh và sự thay đổi của môi trường giảm mạnh.
– Thậm chí tôm chết hàng loạt, giảm tỉ lệ sống
– Giảm sản lượng thu hoạch sau vụ nuôi.
Các trang trại nuôi tôm ở vùng nước mặn thường gặp khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi tôm. Môi trường sống của tôm cần có thành phần ion khoáng, giống với nơi tôm sinh sống tự nhiên. Bà con sống ở các vùng nước có nhiều mức muối khoáng clorua khác nhau, sinh lý của tôm cũng bị thay đổi từ đó. Nếu không có phương pháp xử lý thì sẽ ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng, chức năng điều hòa thẩm thấu và khả năng sống sót của tôm.
Việc bổ sung khoáng chất ở các ao có độ mặn thấp cực kỳ quan trọng. Bà con cần thực hiện xuyên suốt vụ nuôi để tôm phát triển tốt, tăng tỉ lệ sống và nâng cao sản lượng thu hoạch sau mỗi mùa vụ.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn bổ sung khoáng chất cho tôm đúng cách
Bổ sung khoáng chất cho tôm ở ao có độ mặn thấp như thế nào?
Ở mỗi khu vực, vùng nuôi tôm sẽ có những đặc điểm khác nhau nên không phải ao nuôi nào cũng có thể áp dụng được những phương pháp giống nhau. Đối với những ao có độ mặn thấp, bà con bổ sung khoáng chất cho tôm cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Yêu cầu về khoáng chất trong nuôi tôm
Trên thực tế, nhu cầu khoáng chất của tôm khá khó để định lượng, vì trong nước ao thường có sự thay đổi của tỉ lệ và thành phần ion khoáng. Để đảm bảo cho tôm phát triển bình thường, mức độ khoáng chất trong nước ao cần phải tương tự hoặc ít hơn mức độ trong nước biển được pha loãng đến cùng độ mặn.
Theo kết quả nghiên cứu, tôm post (PL) có thể sống sót tốt trong môi trường nước có độ mặn > 4% so với độ mặn 2%. Ngoài ra, tỉ lệ sống của tôm còn thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng khoáng chất khác nhau có trong hệ thống nuôi như: Natri (Na+), Kali (K+), Magie (Mg2+), Canxi (Ca2+), Clorua (Cl–) và Sulphate (SO42-). Chỉ cần thiếu hụt một trong số các loại khoáng chất cần thiết, khả năng sống và tăng trưởng của tôm sẽ kém đi đáng kể.
Trong số những khoáng chất trên, Kali (K+) có vai trò hết sức quan trọng. Đây là ion dương nội bào chính cần thiết cho chức năng điều hòa các ion khác trong cơ thể của tôm, giúp cân bằng axit – bazơ cũng như quá trình chuyển hóa.
Khi tôm không được bổ sung đủ lượng khoáng chất K+ cần thiết, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả. Sự mất cân bằng giữa nồng độ K+ và Na+ trong máu có thể khiến tôm chết.
Cùng với Kali, Magie cũng được đánh giá là cần thiết cho sự phát triển và khả năng sống sót của tôm, góp phần điều hòa áp suất thẩm thấu cho động vật giáp xác nói chung.
– Mg2+ là ion có khả năng hoạt động như một thành tố trong rất nhiều phản ứng enzyme quan trọng đối với hoạt động bình thường của tôm nuôi.
– Mg2+ tham gia vào quá trình điều hòa, tổng hợp protein và giúp tôm tăng trưởng ổn định.
– Mg2+ góp mặt trong quá trình chuyển hóa ở mô da tạo vỏ chitin cho tôm.
– Cần thiết cho hoạt động dẫn truyền xung thần kinh điều khiển các hoạt động của cơ.
– Nếu thiếu Mg2+, enzyme Na+/K+ ATPase sẽ không thủy phân được ATP, dẫn đến việc tôm không thể điều hòa được áp suất thẩm thấu, làm chết tôm.
2. Tỷ lệ ion của khoáng chất trong nước
Tỷ lệ ion khoáng trong nước nói chung có tác động lớn hơn đến sức khỏe của tôm so với độ mặn. Nồng độ khoáng ion trong nước có độ mặn thấp không chỉ đơn giản là do nước biển pha loãng.
- Trong nước biển bình thường, hàm lượng của các ion chính natri, Magie, Canxi và Kali tương ứng là 10.500, 1.350, 400 và 380 mg/L và tỷ lệ Natri:Magie:Canxi:Kali là 27:3:1:1.
Trong khi natri (Na) và kali (K) quan trọng đối với chức năng điều hòa, canxi (Ca) và magiê (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới.
Trong ao có độ mặn thấp, mức độ khoáng chất cần phải tương đương với mức độ và tỷ lệ ion có trong nước biển. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bổ sung và hấp thụ khoáng chất do: đáy ao, sự rửa trôi, thất thoát nước hoặc bị pha loãng bởi lượng mưa lớn. Bà con cần phải thường xuyên thực hiện phân tích thành phần ion khoáng trước khi thả tôm và trong suốt quá trình nuôi. Mọi thành phần và tỷ lệ ion khoáng phải tương đương với nước biển để tôm duy trì chức năng sinh lý bình thường.
Ao có độ mặn thấp thường phải được bổ sung Kali và Magie hai hoặc ba lần trong thời gian nuôi thương phẩm từ 100 đến 160 ngày. Tỷ lệ nồng độ Mg:Ca cần được duy trì ở tỷ lệ 3:1 nhằm giúp tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và sản lượng tốt hơn.
- Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tốt nhất nên là 28:1 và 3,4:1 (tỷ lệ khối lượng được biểu thị bằng g / L hoặc mg / L). Tỷ lệ ion Ca:K, khoảng 1:1 trong nước biển, cũng nên được duy trì trong nước có độ mặn thấp.
Mặc dù tất cả các khoáng chất đều quan trọng nhưng K và Ca thường cần được kiểm tra và tỷ lệ bằng nhau của hai loại khoáng này (1:1) cần được duy trì trong quá trình nuôi thông qua việc thay đổi mức độ ion khoáng trong thức ăn hoặc trong nước. Ở những vùng nước có tỷ lệ Ca:K và Na:K cao, việc bổ sung K để giảm các tỷ lệ này ở những vùng nước có độ mặn thấp sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm.
- Tỷ lệ Mg:Ca:K phải gần 3:1:1 (tỷ lệ khối lượng) và tỷ lệ Cl:Na:Mg gần với 14:8:1 (tỷ lệ khối lượng).
Khi các tỷ lệ ion này được duy trì, nước có độ mặn thấp sẽ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng, miễn là mức canxi cao (> 30 mg/L) và độ kiềm trên 75 mg/L. Nước có độ mặn thấp nếu được bổ sung thêm Kali và Magie sẽ nuôi được tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên nếu tổng độ kiềm nhỏ hơn 50 mg/L (61 mg/L bicarbonate) tôm sẽ khó lột xác. Đây là yêu cầu tối thiểu về nồng độ của một số hoặc tất cả các khoáng chất quan trọng. Nồng độ tối thiểu của các ion quan trọng có thể tính bằng cách nhân hệ số của ion với độ mặn (ppt) của nước có độ mặn thấp (Bảng 1 dành cho nước có độ mặn thấp là 5 %).
Hệ số ion khoáng để ước tính nồng độ các ion riêng lẻ ở mức chấp nhận được đối với nuôi tôm ở vùng nước có độ mặn thấp. Ví dụ: nồng độ cần thiết của các ion khoáng ở độ mặn 5 ppt
Việc bổ sung khoáng chất đối với những ao nuôi có độ mặn thấp cần phải được nghiên cứu, quyết định theo thời gian. Bổ sung quá nhiều một loại khoáng chất nào đó sẽ làm thay đổi tỷ lệ khoáng chất khác, từ đó gây hại cho môi trường và sự tăng trưởng của tôm. Không có biểu đồ tiêu chuẩn để bổ sung các khoáng chất cần thiết trong nước nuôi cho tất cả các vùng và mùa. Tuy nhiên, người nuôi tôm cần có kiến thức cơ bản về yêu cầu khoáng chất cần có trong nước nuôi tôm. Ở vùng nước mặn thấp, việc bổ sung các khoáng chất cần thiết như K, Mg, NaCl, Ca, … cần được thực hiện nhằm điều chỉnh các vấn đề khoáng chất thiếu hụt trong nuôi tôm.
Do đó, việc phân tích ion khoáng thường xuyên phải được tiến hành trước khi thả tôm vào ao nuôi, trong quá trình nuôi và làm hàng năm. Người nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước mặn thấp nên xét nghiệm nước giếng khoan để biết thành phần khoáng chất trong nước giếng khoan. Bất kỳ khoáng chất nào nếu thiếu thì có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung vào để thay đổi tỷ lệ thành phần các ion khoáng do rất khó để duy trì nồng độ các khoáng chất hoặc ion chính xác trong các vùng nước có độ mặn thấp tương tự như vùng nước ven biển. Hơn nữa, thành phần ion của nước được sử dụng để nuôi tôm phải tương tự như nước biển.
Lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm ở ao có độ mặn thấp
Trong các ao nuôi độ mặn thấp, những khoáng chất thường bị thiếu nhất là Kali và Magie. Bà con nên lưu ý một số điều sau để có phương án bổ sung khoáng chất kịp thời và hợp lý:
– Lượng K, Mg bổ sung trong ao nuôi không thể áng chừng. Cần dành thời gian theo dõi, nghiên cứu để tính ra được liều lượng chuẩn xác của các khoáng chất cần thiết cho ao nuôi tôm.
– Bà con không tự ý bổ sung một loại khoáng chất quá nhiều vì có thể làm thay đổi tỷ lệ khoáng chất trong nước. Mất cân bằng tỉ lệ khoáng chất không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tôm mà còn gây hại cho môi trường.
– Không có biểu đồ tiêu chuẩn về cách bổ sung khoáng chất cần thiết trong nước ao nuôi cho tất cả các vùng và mùa. Bà con nuôi tôm cần chuẩn bị kiến thức cơ bản để nắm được yêu cầu khoáng chất cần có trong nước, từ đó bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
– Hàm lượng ion của các loại khoáng trong nước của những ao thu được từ cùng một giếng khoan hay thuộc cùng một trang trại có thể không giống nhau. Vì vậy việc bổ sung các khoáng chất Na, Ca, K, Mg,… cần dựa theo chất lượng nước ở mỗi ao nhất định chứ không áp dụng chung cho toàn bộ trang trại nuôi.
– Cần tiến hành phân tích ion khoáng trong nước trước khi thả tôm vào ao, thường xuyên trong suốt quá trình nuôi và định kỳ hàng năm. Bà con nuôi tôm thẻ chân trắng ở những vùng có độ mặn thấp nên xét nghiệm nước giếng khoan để biết thành phần khoáng chất có trong nước giếng khoan.
– Thành phần ion của ao nuôi tôm nước mặn cần phải tương tự như trong nước biển. Tuy nhiên trên thực tế rất khó để duy trì nồng độ các khoáng chất, tỉ lệ ion khoáng chính xác trong các vùng nước có độ mặn thấp tương tự như vùng nước ven biển. Vì vậy khi thấy bất cứ khoáng chất nào thiếu hụt, có thể điều chỉnh ngay bằng cách bổ sung vào để thay đổi tỉ lệ thành phần các ion khoáng đó.
Trên đây là các thông tin về cách bổ sung khoáng cho ao nuôi có độ mặn thấp mà Vi Sinh Sundo muốn gửi đến bà con. Hi vọng bài viết này sẽ chia sẻ được nhiều thông tin hữu ích đến bà con trong việc chăm sóc tôm. Chúc bà con vụ mùa bội thu!