Các bệnh thường gặp ở tôm sú

Tôm sú đã và đang được nuôi phổ biến ở các vùng ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi cùng với môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm đã khiến các bệnh thường gặp ở tôm sú bùng phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của mùa vụ. Tham khảo về các bệnh thường gặp ở tôm sú ở bài viết dưới đây.

Các bệnh thường gặp ở tôm sú

Các bệnh thường gặp ở tôm sú

1. Bệnh đen mang (tím mang)

Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì bệnh đen mang (hay còn gọi là tím mang) thường gặp trong các ao nuôi có chất lượng nước không tốt (đáy ao dơ, có nhiều khí độc NH3, NO2, H2S,…) và mật độ thả nuôi cao. Khi bị nhiễm bệnh, mang, chân và đuôi tôm thường có màu đen, tôm giảm ăn, chậm lớn, và chết khi gặp các tác nhân khác.

Cách xử lý: Tăng cường oxy cho ao nuôi, sử dụng men vi sinh để phân hủy chất thải tích tụ ở đáy ao, cắt tảo, giảm khí NH3, NO2 trong ao nuôi. Sau đó, tiến hành thay nước cho ao nuôi.

2. Bệnh đóng vôi, rong

Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. Khi bị bệnh, tôm sú có hiện tượng đóng rong, yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang tôm bị đổi màu.

Cách xử lý: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh để cắt tảo, giảm chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi.

3. Hội chứng tôm chết sớm EMS

Hội chứng tôm chết sớm EMS (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND) là một trong các bệnh thường gặp ở tôm sú có thể gây chết 100% sau vài ngày bị nhiễm bệnh. Tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tạo ra độc tố làm phá hủy mô và rối loạn chức năng gan tụy trong hệ tiêu hóa của tôm.

Khi bị nhiễm bệnh, tôm sú chậm lớn, bơi lờ đờ, tấp mé, ruột rỗng, gan nhợt nhạt, có màu trắng, đôi khi gan sưng, vỏ mềm, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và chết nhanh sau đó.

Cách xử lý: lựa chọn tôm giống sạch (đã qua kiểm định), áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, bổ sung vi sinh đường ruột và vi sinh xử lý nước ao. Thường xuyên kiểm tra định kỳ vi sinh bằng đĩa thạch và kiểm tra bằng Pockit (xét nghiệm PCR) để quản lý và xử lý vi khuẩn có hại; có thể nuôi kết hợp với cá rô phi.

4. Bệnh mềm vỏ kinh niên

Bệnh mềm vỏ thường xuất hiện trên các ao nuôi thương phẩm, triệu chứng của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại, vỏ nhăn nheo, rất dễ rách nát, tôm yếu, vùi mình dạt vào bờ.

5. Bệnh phát sáng 

Bệnh phát sáng có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn từ ương giống cho đến khi trưởng thành. Khi bị nhiễm bệnh tôm thường yếu ớt, bơi vô định hướng, phản ứng chậm, mang tôm có mẫu sẫm, gan bị teo lại và tôm thường mất chức năng tiêu hóa. Đặc biệt, vào ban đêm tôm thường phát sáng màu trắng hoặc màu xanh lục, khi quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy các vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ thể.

Bệnh mặc dù không nguy hiểm như hội chứng chết sớm nhưng có thể khiến tôm chết rải rác trong 45 ngày sau khi thả nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.

6. Bệnh đỏ thân trên tôm sú

Bệnh đỏ thân, đốm trắng là bệnh phổ biến và thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi thịt. Nếu phát hiện tôm bị bệnh đỏ thân, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó xử lý nước trong ao trước khi xả ra môi trường.

Ngoài ra, tôm sú còn gặp các bệnh khác như: đầu vàng, đốm trắng, bệnh đường ruột, bệnh mòn đuôi,…Nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ gây chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Vậy phòng ngừa các bệnh trên tôm sú như thế nào?

Để có thể ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên tôm sú bùng phát. Bà con cần cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong quá trình nuôi, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tôm và không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh:

– Chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, có thể kết hợp sử dụng men vi sinh để xử lý nước và đáy ao nuôi.

– Chọn tôm giống khỏe tại các cơ sở uy tín (kết hợp với kiểm tra mầm bệnh bằng các biện pháp được khuyến cáo), thả đúng thời điểm với mật độ vừa phải.

– Áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, hiệu quả; hệ thống quạt nước phù hợp để đảm bảo cung cấp oxy phù hợp; theo dõi và điều chỉnh pH, độ mặn trong ao nuôi hợp lý, kịp thời.

– Áp dụng biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học (sử dụng các chế phẩm sinh học)

– Quản lý tốt việc cho ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm và không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

– Định kỳ bổ sung Vitamin C, các khoáng chất cần thiết và chế phẩm tự nhiên cho tôm (có thể trộn lẫn thức ăn)

– Thường xuyên sử dụng máy Pockit xét nghiệm PCR và Bộ Kit phát hiện bệnh trong suốt quá trình nuôi để phát hiện kịp thời một số bệnh trên tôm như: EMS, EHP, WSSV, MBV, Taura,…

Trên đây là một số bệnh ở tôm sú mà bà con thường gặp phải khi nuôi. Sundo Việt Nam chú ý với bà con không nên sử dụng các loại kháng sinh để phòng bệnh do virus gây ra. Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ Hotline: 07.6262.1080 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Rate this post

You cannot copy content of this page