Bệnh đốm đen hay đen mang là loại bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Khi thu mua tôm bị đốm đen thường bị thương lái mua ép giá hoặc không mua, làm giảm giá trị con tôm. Trường hợp nhẹ tôm chết rải rác, nếu nặng có thể chết hàng loạt. Bài viết sau đây Sundo Việt Nam sẽ hướng dẫn cách trị tôm bị đốm đen một cách tiệt để và hiệu quả nhất cho quý bà con.
Nguyên nhân tôm bị đốm đen:
Dưới đây là một số yếu tố hoặc tác nhân gây bênh đốm đen trên tôm thẻ:
– Bệnh đốm đen trên vỏ tôm thường gặp ở những ao nuôi mật độ cao, độ mặn thấp, đáy ao dơ, độ kiềm không đạt 100 ppm và nồng độ oxy thấp trong quá trình nuôi.
– Bệnh đốm đen do vi khuẩn, nấm hoặc một số động vật nguyên sinh gây ra do các nguyên nhân sau:
- Đáy ao dơ, lượng phù sa cao.
- Độ mặn thấp dễ xảy ra hơn.
- Mật độ nuôi dày, tôm đâm lẫn nhau gây vết thương, khuẩn bám vào vết thương gây đốm đen. Nhẹ chỉ ngoài lớp vỏ kitin, nặng ăn mòn vào thịt tôm.
- Thời tiết thay đổi: mưa – nắng thường xuyên thay đổi tạo điều kiện vi khuẩn trong ao phát triển nhiều.
Cách trị đốm đen trên tôm thẻ vào mùa mưa
– Nên có hố siphon hút bùn, giảm chất thải chứa nhiều ở ao.
– Hạn chế phù sa, lót bạt bờ ao.
– Giai đoạn 60 ngày nên diệt khuẩn định kỳ 7 ngày/lần.
– Bổ khoáng vi lượng, tăng khả năng cung cấp khoáng cho tôm. Giúp tôm tăng lớp vỏ kitin.
– Bón lót vôi nóng- CaO lúc ao khô, liều lượng 1kg vôi/m2. Rải đều đáy ao, tạo hệ đệm trong khi nuôi được duy trì và ổn định tốt, diệt khuẩn đáy ao, diệt luôn cá tạp, cua, giáp sát.
– Kết hợp tạt vi sinh, nhân sinh khối hàng đêm, quá trình ổn định pH, tăng mật độ vi sinh có lợi trong ao nuôi, giữ môi trường ít biến động giúp tăng sức đề kháng cho tôm.
– Quản lý chặt chẽ thức ăn, tránh để dư thức ăn làm tăng hệ số FCR tăng chi phí ngoài ra cải thiện chất lượng nước ao và ổn định môi trường.
Trên đây là các thông tin về cách điều trị đốm đen trên tôm thẻ vào mùa mưa mà Sundo Việt Nam muốn chia sẻ đến bà con. Hi vọng những thông tin này có ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm. Xin cảm ơn!