Trong quá trình nuôi, các loại chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột, xác tảo tàn,… tích tụ dưới đáy ao không được xử lý. Đây chính là nguyên nhân phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Nồng độ khí độc cao sẽ ảnh hưởng đến tôm, làm tôm chết rải rác hoặc chết hàng loạt. Vậy khí độc trong ao tôm sẽ gây ra những hậu quả gì? Hãy cùng Sundo Việt Nam tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây.
Khí độc trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ đâu?
Tùy theo loại khí độc, nguyên nhân phát sinh sẽ khác nhau. Dưới đây là 3 khí độc điển hình trong ao tôm và nguồn gốc bắt nguồn của chúng.
– Khí độc Hydrogen Sulfide (H₂S): H₂S được tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí trong ao, thường có màu đen. H2S nằm ở dưới lớp bùn đáy.
– Khí độc Amoniac (NH3/NH₄⁺): 75% NH3/NH₄⁺ bắt nguồn từ thức ăn thừa của tôm. Nguyên nhân là do phần lớn trong quá trình nuôi thâm canh. Do tôm chỉ hấp thụ khoảng 30% lượng đạm, phần còn lại sẽ tạo thành các chất lơ lửng hữu cơ trong nước. Quá trình phân hủy sẽ sinh ra NH3/NH₄⁺ chiếm ưu thế. Tuy nhiên dạng tồn tại NH3 có khả năng gây độc cao hơn NH₄⁺.
– Khí độc Nitrit (NO2–): Khi ao nuôi xuất hiện NH3/NH₄⁺ sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa NH3/NH₄⁺ thành NO2-. Khi tốc độ hình thành NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3/NH₄⁺ thành NO2– sẽ kéo theo sự gia tăng NO2–.
NO2– cũng là yếu tố gây ra tình trạng tôm rớt đáy, rớt cục thịt… Tôm càng lớn, nồng độ khí độc NH3/NH₄⁺ và NO2– càng cao.
Nồng độ khí độc H₂S an toàn cho tôm sú sẽ ở ngưỡng 0.033 ppm. Với tôm thẻ chân trắng nồng độ cho phép là 0.0087 ppm, với tôm thẻ nhỏ là 0.0185 ppm. Trong khí đó, nồng độ NH3 an toàn cho tôm là <0.3 mg/L, với NO2– là < 0.25mg/L.
Hậu quả khí độc trong ao nuôi tôm?
Theo các chuyên gia, bên cạnh các vấn đề như tôm nhiễm bệnh, chất lượng nước ao nuôi… thì khí độc trong ao nuôi tôm là vấn đề bà con cần đặc biệt quan tâm. Và tốt nhất, bà con nên sớm có kế hoạch để chủ động ngăn ngừa khí độc trong ao tôm bùng phát.
1. Khí độc trong ao tôm dễ bùng, xử lý khó khăn
Có thể thấy, khí độc trong ao nuôi tôm rất dễ xuất hiện. Nếu không kiểm soát, khí độc rất dễ bùng phát. Đặc biệt trong giai đoạn tôm lớn, lượng thức ăn và phân tôm càng nhiều. Mức độ ô nhiễm trong ao tăng cao thì khí độc phát sinh mỗi ngày cũng tăng theo.
Mặt khác, sự thay đổi thất thường của các yếu tố về thời tiết, nhiệt độ, mưa nhiều khiến tảo dễ bùng phát. Gây ra hiện tượng tảo tàn, làm tăng lượng khí độc trong ao.
Tác động của khí độc đến tôm sẽ tăng dần từ giai đoạn khí độc xuất hiện trong ao tôm cho đến khi không kiểm soát. Một khi ao đã nhiễm độc, quá trình xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn như bà con phải thay nước liên tục để pha loãng. Bà con kết hợp sử dụng vi sinh đúng chủng, đúng cách và việc xử lý đòi hỏi nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, một khi ao tôm đã nhiễm độc, quá trình xử lý sẽ cực kỳ khó khăn. Nếu không có kinh nghiệm, không áp dụng đúng phương pháp thì khí độc trong ao nuôi tôm khó được xử lý dứt điểm. Đồng thời nguy cơ tái phát cực kỳ cao do lượng thức ăn và phân tôm vẫn phát sinh hằng ngày.
2. Khí độc làm tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh
Khí độc khi mới xuất hiện trong ao sẽ làm cản trở khả năng lấy oxy. Làm cho tôm dễ bị stress, giảm sức đề kháng, bơi yếu, chậm lớn và dễ dàng nhiễm bệnh. Ngoài ra, khí độc tạo điều kiện thuận lợi cho tảo độc phát triển, dẫn đến việc tranh giành oxy với tôm, nhất là vào ban đêm.
3. Khí độc trong ao tôm làm tôm chết hàng loạt
Một trong những điều bà còn ít ngờ đến đó là hàm lượng khí độc NH3 và NO₂ phát sinh liên tục, chỉ mất 1 tháng để đạt ngưỡng gây độc. Lúc này, hàm lượng khí độc vượt ngưỡng, làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế lớn, thậm chí nhiều bà con mất trắng vụ tôm.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khí độc trong ao tôm là vấn đề đáng lo ngại. Bà con cần sớm có phương án phòng ngừa và xử lý kịp thời mới giảm được hệ lụy, tránh nguy cơ mất trắng.
Kết luận, bên cạnh dịch bệnh, con giống, thời tiết biến đổi thất thường thì khí độc trong ao nuôi tôm là vấn đề bà con cần đặt mối quan tâm lên hàng đầu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của tôm cũng như giảm những tác động, thiệt hại từ khí độc, bà con cần có phương án phòng ngừa ngay từ ban đầu.