Rong thường xuất hiện chủ yếu ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Chúng phát triển quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của tôm nuôi. Nắm được cách diệt rong trong ao nuôi tôm sẽ giúp bà con quản lý rong một cách hiệu quả và an toàn nhất. Bà con tham khảo bài viết mà Sundo Việt Nam chia sẻ dưới đây.
Ảnh hưởng của rong đáy đối với tôm nuôi
Rong cần thiết trong nuôi tôm quảng canh cải tiến, chúng xuất hiện nhiều ở dưới đáy ao. Rong phát triển mạnh nguyên nhân là do nước ao quá cạn khiến tảo không phát triển được đã tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên xuống nền đáy ao làm cho rong phát triển mạnh. Rong có mặt nhiều ở những ao nuôi ít cải tạo hoặc cải tạo không kỹ, hay những ao có chứa nhiều chất hữu cơ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bà con áp dụng cách diệt rong trong ao nuôi tôm.
Các loại rong phổ biến thường gặp trong nuôi tôm nước lợ có thể kể đến như rong nhớt, rong mền, rong đá, rong đuôi chồn,… Chúng xuất hiện với mật độ cao sẽ làm biến động môi trường ao nuôi, cụ thể như:
– Rong hấp thu oxy để phát triển dẫn đến tình trạng thiếu oxy hòa tan cho tôm nuôi.
– Mật độ rong dày đặc ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển và bắt mồi của tôm.
– Cạnh tranh dinh dưỡng với tảo, làm biến động các yếu tố lý hóa trong nước ao.
– Rong chết nổi lên mặt nước nếu không xử lý kịp thời chúng sẽ phân hủy tạo ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước. Thậm chí gây chết tôm.
Cách diệt rong trong ao nuôi tôm
1. Diệt rong trong ao nuôi tôm ở giai đoạn chuẩn bị ao
– Cải tạo ao kỹ lưỡng, bón vôi quanh ao, sên vét đáy ao cẩn thận.
– Cấp nước bằng lưới lọc vào ao lắng, sử dụng hóa chất diệt khuẩn chlorine để loại bỏ vi khuẩn tạp chất có trong nước.
– Ngâm nước trong ao lắng từ 5 – 7 ngày rồi cấp nước vào ao nuôi thông qua lưới lọc.
2. Diệt rong trong ao nuôi tôm ở giai đoạn nuôi
– Rong phát triển dày đặc trong ao tiến hành dùng lưới kéo bớt rong ra khỏi ao nuôi.
– Trường hợp rong chết, dùng vợt vớt xác rong chết dưới cuối góc ao ra.
– Sử dụng thuốc diệt rong trong ao nuôi tôm.
– Sau đó, sử dụng men vi sinh để phân hủy xác rong chết, ổn định môi trường nước nuôi tôm.
– Tiến hành bổ sung thêm nước đã qua xử lý từ ao lắng vào ao nuôi để nâng cao mực nước lên hơn 1m.
– Sau khi diệt rong cần gây lại màu nước để tạo màn che phủ, đồng thời ngăn cản sự chiếu sáng xuống đáy ao.
– Bổ sung Vitamin C, khoáng chất thiết yếu vào khẩu phần thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Lưu ý:
– Giữ mực nước cao > 1m bằng việc bổ sung nước đã xử lý trong ao nắng.
– Nước cấp vào ao cần được diệt khuẩn.
Trường hợp cải tạo ao nuôi tôm cũ đã xuất hiện rong đáy từ những vụ nuôi trước nhưng không thể phơi ao do thiếu nắng thì có thể xử lý rong bằng cách cấp nước vào ao khoảng 5 – 10 cm rồi đánh hóa chất diệt khuẩn. Sau 3 ngày xả bỏ nước và tạt vôi nóng khắp ao.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc diệt rong trong ao nuôi tôm. Chúc bà con một vụ mùa thuận lợi!