Kỹ thuật nuôi tôm sú lót bạt HDPE hiệu quả, năng suất cao

Hiện nay mô hình nuôi tôm sú trong ao bạt lót hồ được nhiều hộ chăn nuôi trồng thủy hải sản lựa chọn vì tiết kiệm nhiều chi phí, cho năng suất cao và mang lại nguồn thu lớn. Để đem lại hiệu quả, năng suất cao cho mỗi mùa vụ, bà con cần phải nắm chắc quy trình, kỹ thuật đối với ao nuôi lót bạt. Bài viết dưới đây, Vi Sinh Sundo xin chia sẻ với bạn đọc về kỹ thuật nuôi tôm sú lót bạt HDPE hiệu quả, năng suất cao.

kỹ thuật nuôi tôm sú lót bạt HDPE

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm sú lót bạt HDPE

Nuôi tôm sú trong ao bạt hoặc bạt lót hồ HDPE còn được gọi là mô hình nuôi công nghệ hoặc ao nổi. Đây được xem là mô hình khoa học, tiên tiến nhất hiện nay. So với mô hình cách nuôi tôm sú trong ao bùn đất, mô hình này được nhiều bà con nông dân lựa chọn nhờ mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

Chất lượng nước trong ao được đảm bảo: Nuôi tôm sú trong ao đất rất khó kiểm soát chất lượng nước do nhiễm độc chất trong đất hoặc nhiễm phèn từ bờ ao. Còn với ao nuôi tôm được lót bạt HDPE thì nguồn nước đảm bảo sạch hơn, không lo nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp tôm sinh trưởng tốt hơn.

Cân bằng độ pH trong ao: Nhờ mô hình nuôi tôm sú nuôi trong ao bạt mà các chỉ tiêu trong ao như: độ kiềm, độ pH, độ mặn,… được kiểm soát tốt.

Dễ dàng xử lý chất thải: Các chất thải trong ao được thu gom dễ dàng, từ đó giúp dễ kiểm soát đáy ao và giảm thiểu khí độc trong ao.

Chống thấm tốt: Bạt lót hồ HDPE có khả năng chống thấm tốt, giúp ngăn không cho nước tràn ra ngoài, tránh được chất bẩn và hóa chất từ bên ngoài vào ao.

– Kỹ thuật nuôi tôm sú bằng bạt lót hồ HDPE giúp hạn chế được sự phát triển của rong rêu, tảo, vi sinh vật,… Từ đó phòng tránh được một số bệnh ở tôm sú, giúp tôm lớn nhanh.

Có thể nói, mô hình nuôi tôm sú bằng bạt lót hồ HDPE là mô hình khoa học, hiệu quả. Tôm lớn nhanh, tránh được dịch bệnh, dễ thu hoạch và mang lại nguồn thu lớn cho bà con.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú bằng bạt lót hồ HDPE

Các bước thi công và kỹ thuật nuôi tôm sú lót bạt HDPE. Bà con tham khảo quy trình ở dưới đây:

1. Chọn vị trí xây hồ nuôi tôm

Đầu tiên, bà con nên chọn vị trí xây hồ nuôi tôm phù hợp, nên chọn nơi có vùng đất cao để thuận lợi cho việc cấp, thoát nước. Không chọn vị trí đặt ao tại vùng nước sinh hoạt và sử dụng cho tưới tiêu.

2. Chuẩn bị vật liệu và thi công ao nuôi

TBà con cần chuẩn bị các vật liệu cần thiết để làm ao nuôi tôm sú: bạt lót hồ HDPE, xe cuốc, xẻng, kìm, búa, kéo cắt bạt,…

Sau đó, bà con tiến hành thi công ao nuôi theo trình tự các bước như sau:

– Đào hố ao có hình chữ nhật có độ sâu khoảng 0.8 – 1m và có đáy bằng phẳng để lót bạt.

– Dọn dẹp sạch sẽ các vật cứng, nhọn: đá, cành cây, sắt thép,… có thể làm rách bạt.

– Trải một lớp đất mềm và có thể phủ thêm một lớp vải địa kỹ thuật để bề mặt đáy bằng phẳng.

– Tiến hành thi công hệ thống xi phông đường dẫn chất thải và trải bạt lót ao hồ HDPE (Lưu ý: Khi trải nên trải từ đáy ao lên thành ao chừa khoảng 40cm để bạt cố định thành ao).

– Cuối cùng, lắp đặt hệ thống máy bơm, quạt nước, máy đo nồng độ pH, máy đo nồng độ kiềm,… để hỗ trợ nuôi tôm.

3. Chọn giống và thả tôm

Sau khi hoàn thành công đoạn làm ao nuôi tôm sú bằng bạt lót hồ HDPE, lúc này bà con tiến hành chọn giống tôm và thả giống.

Cách chọn giống:

Bà con nên chọn mua giống tôm sú tại những trang trại tôm có uy tín, được kiểm dịch và cơ quan chuyên môn cấp phép..

Khi chọn mua giống tôm, bà con có thể áp dụng một số phương pháp như: dựa vào trạng thái của tôm, ngoại hình, màu sắc,… Bà con nên chọn những con tôm nguyên vẹn các phần, vỏ mỏng, đuổi xòe đẹp, có màu xám tro hoặc đen. Chiều dài tôm khoảng từ 12mm – 15mm. Nên chọn những con tôm khỏe mạnh, bơi thường xuyên, tốc độ bơi chậm và bơi ngược dòng nước.

Cách thả tôm:

Trước khi thả tôm giống, bà con cần kiểm tra kỹ môi trường nước. Nước nuôi tôm và nước dùng để di chuyển tôm phải có độ mặn chênh nhau không quá 5/1000 nhằm tránh hiện tượng tôm chết do bị sốc khi môi trường thay đổi.

Chọn thời điểm thả giống tôm phù hợp: Theo kinh nghiệm của những hộ nuôi tôm chuyên nghiệp, thời điểm thích hợp để thả tôm sú vào ao nuôi là lúc trời mát, ánh sáng nhẹ như vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà. Không chọn thả tôm vào những ngày thời tiết thất thường, có mưa to hoặc nắng gắt.

4. Mật độ và thức ăn cho tôm sú

Tùy theo khả năng và điều kiện ao nuôi, bà con sẽ chọn mật độ sao cho phù hợp. Bà con có thể thả từ 4 – 12 con/m2 và chia thành nhiều lần thả, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tháng. Nếu bà con muốn nuôi tôm sú mật độ cao thì có thể thả với số lượng từ 25 – 50 con/m2.

5. Thức ăn cho tôm sú

Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà nuôi nên bón phân màu cho ao nhằm giúp động, thực vật trong ao phát triển. Đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm sú. Bên cạnh thức ăn tự nhiên, bà con có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng viên để giúp tôm sú phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh.

Tuy nhiên, khi chọn thức ăn công nghiệp cho tôm, bà con phải xem xét giá trị dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Cụ thể: Ở giai đoạn ươm giống, bà con cần bổ sung vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa,… cho tôm.Từ 1 tháng tuổi trở lên thì bổ sung thức ăn có độ đạm cao khoảng 50% để tôm phát triển.

6. Cách chăm sóc tôm sú

Trong giai đoạn ươm giống, tôm sú cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nên bà con cần kiểm tra và giữ ổn định nồng độ kiềm, độ pH, độ mặn của nước. Hạn chế sự biến động làm tôm dễ bị sốc và tránh thay nước trong 2 tháng đầu.

Sau thời gian này, khi muốn thay nước cho tôm bà con nên xử lý nước trước khi bơm vào ao bể và không nên bơm quá nhiều.

Theo dõi tôm theo từng thời kỳ, kiểm tra tôm thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

7. Cách phòng bệnh cho tôm sú

Trong quy trình, kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm sẽ gặp phải một số bệnh: bệnh đỏ thân, bệnh vỏ kinh niên,… Do đó, để ngăn chặn các bệnh này, bà con cần thực hiện biện pháp phòng bệnh hợp lý. Cụ thể như:

– Chuẩn bị môi trường nuôi và ao nuôi tôm theo đúng quy trình, có nồng độ pH, độ kiềm và độ mặn hợp lý.

– Trong quá trình chọn tôm giống, bà con nên mua tôm tại những địa điểm bán giống uy tín, lô tôm đồng đều, khỏe mạnh và không mang mầm bệnh.

– Xây dựng hệ thống xử lý nước sạch, hệ thống quạt nước để cung cấp oxy cho tôm.

– Áp dụng biện pháp nuôi tôm an toàn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của tôm.

8. Kiểm tra định kỳ tôm và môi trường ao nuôi.

Phát hiện tôm nhiễm bệnh thì áp dụng biện pháp phòng bệnh kịp thời.

9. Thu hoạch

Bước cuối cùng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú là thu hoạch. Thời gian nuôi tôm sú là khoảng 4 tháng, bà con có thể thu hoạch khi tôm đạt trọng lượng khoảng từ 35 – 50 g/con. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch tôm còn tùy theo thuộc vào tình trạng sức khỏe của tôm và giá tôm sú trên thị trường.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật nuôi tôm sú lót bạt HDPE. Bà con tham khảo bài viết để nắm bắt được các yếu tố kỹ thuật, đảm bảo cho một vụ nuôi hiệu quả, năng suất cao. Nếu cần tư vấn về kỹ thuật, bà con có thể liên hệ ngay đến Hotline: 07.6262.1080 để được đội ngũ kỹ sư Vi Sinh Sundo hỗ trợ. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

5/5 - (1 bình chọn)

You cannot copy content of this page