Mật rỉ đường là gì? Công dụng của mật rỉ đường

Mật rỉ đường là một loại chất lỏng đặc sánh màu đen, có vị ngọt, hậu đắng. Rỉ mật là sản phẩm được cô đặc còn sót lại sau quá trình rút đường bằng phương pháp kế tinh và cô đặc. Đây là sản phẩm có công dụng tuyệt vời trong ứng dụng xử lý nước thải ao nuôi tôm cá. Bà con hãy tham khảo bài viết chi tiết mà Vi Sinh Sundo chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm rỉ mật.

Rỉ mật

Mật rỉ đường là gì?

Rỉ mật là sản phẩm phụ sau khi chế biến đường từ các nguyên liệu như mía, củ cải,…Chất lượng của rỉ mật phụ thuộc vào độ chín của nguyên liệu và lượng đường rút ra sau khi kết tinh, cô đặc.

Quá trình sản xuất mật rỉ đường

Mật rỉ đường được thu hoạch sau quá trình kết tinh đường từ cây mía, Vậy nên, quá trình sản xuất rỉ mật như sau:

– Làm sạch phần thân mía sau đó đem đi nghiền hoặc ép lấy nước.

– Đun sôi nước mía đến khi cô đặc để tạo tinh thể đường.

– Lúc này, các tinh thể đường được tách ra làm đường mía và phần mật còn lại được tiếp tục cô đặc.

– Cô đặc đường mía ba lần để thu được lượng đường kính nhiều nhất.

– Phần chất lỏng còn lại sau khi cô đặc chính là rỉ mật.

– Nước mía thu được sẽ đem đi đun sôi đến khi cô đặc, để tạo nên các tinh thể đường.

– Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn rỉ đường nguyên chất.

công dụng của rỉ mật

Thành phần dinh dưỡng có trong mật rỉ đường

1. Đường

Đường Sucrose , Glucose và Fructose là thành phần dinh dưỡng chính có trong mật rỉ đường. Tùy theo loại nguyên liệu được dùng để chiết xuất đường mà thành phần dinh dưỡng của rỉ mật có sự khác biệt.

2. Chất khoáng

Lượng khoáng Ca có trong mật rỉ đường làm từ nguyên liệu mía lên tới 1%, khá cao so với các nguồn thức ăn khác. Các nguyên tố khoáng chất khác có trong rỉ mật có thể kể đến như K, Mg, Na và S.

3. Chất hữu cơ không đường

Chất hữu cơ không đường bao gồm các loại gluxit như tinh bột, hợp chất chứ N và axit hữu cơ. Hàm lượng chất hữu cơ có trong rỉ mật được tạo ra từ nguyên liệu củ cải cao hơn mía đường. Ngoài ra, chất hữu cơ không đường trong mật rỉ đường gồm có:

– Tỷ lệ Protein: 3-5%.

– Axit hữu cơ Acotinic.

– Axit béo bay hơi: 1,3%.

– Không chứa xơ và lipit.

Những ứng dụng phổ biến của mật rỉ đường

1. Ủ phân vi sinh

Quá trình ủ phân vi sinh cần phải có thêm nguyên liệu rỉ mật. Trong mật rỉ có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, là nguồn thức ăn cần thiết và lý tưởng để các vi sinh vật trong phân vi sinh phát triển mạnh và nhanh chóng. Sử dụng mật rỉ đường để ủ phân vi sinh sẽ giúp thời gian ủ phân rút ngắn lại.

Ngoài ra, phân vi sinh được ủ từ rỉ đường của cây mía còn giúp:

– Cây hấp thụ chất dinh dưỡng và cho năng suất cao hơn.

– Giúp bà con tiết kiệm chi phí cho phân bón.

– Cải thiện đất trồng tự nhiên.

– Phân vi sinh giúp cây trồng đảm bảo được nguồn dinh dưỡng tốt, đặc biệt trong thủy canh.

2. Xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

Trong xử lý nước thải công nghiệp, rỉ mật có nhiều công dụng quan trọng và cần thiết. Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả cao và không tốn quá nhiều chi phí như phương pháp xử lý máy móc và hóa học.

Để vi sinh xử lý nước thải phát triển được tốt nhất, giúp cho quá trình xử lý nước thải hiệu quả thì mật rỉ đường là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Rỉ mật giúp cho vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ. Sử dụng vi sinh xử lý môi trường, xử lý nguồn nước thải là phương pháp sinh học được đánh giá tối ưu và tiết kiệm nhất.

3. Đảm bảo môi trường nuôi tôm

Môi trường nước nuôi tôm cực kỳ quan trọng để giúp cho chúng tăng trưởng khỏe mạnh. Mật rỉ đường được sử dụng trong các ao tôm để bổ sung carbon, làm ổn định và kiểm soát được amonia trong ao nuôi. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ để thải các khí độc tích trữ trong ao như NH3, NO2.

Các vi sinh vật ở trong ao sẽ có nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng là rỉ mật. Thức ăn thừa, phân tôm,…đều được phân hủy để không làm cho nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm. Các loại tảo được kiểm soát số lượng, nồng độ pH duy trì ổn định để giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

4. Phụ gia trong thức ăn chăn nuôi

Mật rỉ đường còn được sử dụng trộn vào thức ăn làm thức ăn cho động vật. Nguồn năng lượng này rất dễ tiêu, dễ hấp thụ cho các loại gia súc, gia cầm.

Rỉ mật có vị ngọt, hậu hơi đắng giúp cho vật nuôi ăn uống ngon miệng hơn. Bà con nông dân có thể trộn trực tiếp rỉ mật, pha lẫn với nước, làm nguyên liệu chế biến hay ủ phụ phẩm khác.

Một số công dụng khác của rỉ mật có thể kể đến như sau:

– Là nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum.

– Ứng dụng trong sản xuất bia.

– Tạo hương cho thuốc lá.

– Là một thành phần trong viên sắt bổ sung.

– Lên men các sản phẩm: nấm men, axit amin, axit xitric.

– Chế biến thức ăn chăn nuôi.

– Trộn với keo để sử dụng trong ngành in ấn.

– Ứng dụng trong ngành nông nghiệp để tăng chất dinh dưỡng cho đất trồng.

– Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thủy canh.

– Xử lý nước thải công nghiệp, thủy sản, ao nuôi,…

Tuy rỉ mật chỉ là một sản phẩm phụ trong quá trình tạo ra đường tinh khiết. Tuy nhiên, chúng được tận dụng và đem lại lợi ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bà con nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, vi sinh xử lý nước cần một lượng mật rỉ đường ủ để tăng hiệu quả. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

5/5 - (1 bình chọn)

You cannot copy content of this page