Những điều cần biết về xử lý nước trước khi thả tôm giống

Để có một vụ nuôi tôm thành công, bên cạnh các yếu tố về chất lượng con giống, kỹ thuật chuẩn bị ao, kỹ thuật nuôi, chăm sóc,…Các công tác chuẩn bị trước khi thả tôm đóng vai trò quan trọng không kém. Công tác chuẩn bị trước khi thả tôm giống tốt đó là khởi đầu cho quá trình sinh trưởng, phát triển thuận lợi của tôm con, giúp người nuôi có một vụ nuôi thành công và bội thu. Sau đây là những điều cần làm  trước khi thả tôm bắt đầu vụ nuôi mới.

thả tôm giống

1. Diệt khuẩn, vệ sinh khử trùng ao nuôi, các vật tư trang thiết bị

Các vật tư trang thiết bị sau một vụ nuôi kéo dài tích tụ rất nhiều chất cặn  bẩn, các vi khuẩn, mầm bệnh tìm ẩn. Nếu không được vệ sinh diệt khuẩn cẩn thận, kỹ lưỡng sẽ là nơi tìm ẩn phát sinh các dịch bệnh gây hại cho tôm.

Các vật tư trang thiết bị như: lưới, xi phông, xô, ống, vợt, nhá, bộ sục khí đáy, dàn quạt khí, máy cho ăn,…phải được rửa thật sạch và khử trùng bằng cách chà bằng clo hoặc các chất khử trùng khác: Iodine. Rửa sạch nhiều lần và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời để diệt hết vi khuẩn gây hại và mầm bệnh tiềm ẩn có thể gây hại cho tôm khi thả vụ mới.

Kiểm tra lại bạt bờ, bạt đáy vá ngay. Nếu có trình trạng bị thủng để tránh nền đất đáy bị phèn xì lên ao tôm trong quá trình nuôi. Tình trạng bạt bờ, bạt đáy quá cũ có thể thay mới.

2. Chuẩn bị nguồn nước sạch khuẩn trước khi cấp nước vào ao nuôi

Trước khi cấp nước vào ao nuôi, nguồn nước phải được xử lý diệt khuẩn bằng clorine với liều lượng 20-30ppm. Nước ở ao lắng được phơi nắng hoặc chạy quạt liên tục trong vòng 18-24h để lượng clo trong ao lắng bay hơi hết.

Sau đó nước từ ao lắng được chuyển qua ao sẵn sàng chuẩn bị cấp vào ao nuôi. Nước chứa trong ao sẵn sàng để không quá 2-4 ngày nếu để quá lâu nước sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.

3. Chuẩn bị ao nuôi

Tiến hành lắp đặt các vật tư trang thiết bị: Hệ thống sục khí đáy, dàn quạt khí tạo oxy tầng mặt, hệ thống hố xi phông, máy cho ăn,…

Cấp nước sạch đã được diệt khuẩn từ ao sẵn sàng vào ao nuôi

4. Cấy vi sinh gây màu nước cho ao nuôi

Ao nuôi trước khi thả giống cần được bổ sung các dòng vi sinh có lợi để ổn định môi trường, ổn định hệ vi sinh vật trong ao, gây màu nước, các dòng vi sinh thường dùng là Bacillus,…(ổn định môi trường nước, hệ vi sinh), Rhodobacter (ổn định môi trường đáy ao).

Bà con có thể sử dụng Chế phẩm sinh học EM gốc với thành phần là các dòng vi sinh: Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae để cấy tạo vi sinh trong ao và gây màu nước cho ao nuôi.

5. Kiểm tra các chỉ tiêu nước trong ao nuôi

Điều chỉnh pH ở mức 7.5 – 7.8, biến động pH buổi sáng và chiều chênh lệch không quá 0.5 độ.

Độ kiềm cần giữ ở mức 150 – 180 mg CaCO3/l, tránh trường hợp vừa thả tôm vài ngày thì kiềm xuống thấp, làm suy giảm hệ vi sinh vật có lợi trong ao, dẫn đến ao nuôi mất màu nước. Đồng thời tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn có hại tăng mạnh gây hại cho tôm nuôi.

– Nhiệt độ nước thích hợp trong ao nuôi tôm: 28 – 30oC

– Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi > 4 ppm

6. Kiểm tra độ mặn trong ao nuôi báo cho trại cung cấp giống

Nhằm mục đích để thuần lại môi trường cho tôm giống điều chỉnh môi trường nước tôm giống có độ mặn tương đương với độ mặn hiện tại trong ao nuôi. Độ mặn chệnh lệch không quá 5o/oo tránh trình trạng tôm giống bị sốc dẫn đến bị hao số lượng lớn.

7. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực

Đảm bảo quá trình thả giống diễn ra thuận lợi cũng như chuẩn bị các vật tư trang thiết bị máy phát điện dự phòng, thức ăn cho tôm, khoáng, vitamin C,…

Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên, tất cả đều đã sẵn sàng cho việc thả giống để bắt đầu một vụ mùa mới bội thu. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ theo Hotline: 07.6262.1080 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Rate this post

You cannot copy content of this page