Tác động của NO2 đến sức khỏe của tôm

NO2 trong vuông tôm đang là một trong những vấn đề cấp bách đối với ngành nuôi tôm hiện nay. Điều đáng lo ngại là khí độc NO2 có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của tôm và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu môi trường nước. Do đó, việc kiểm soát và xử lý khí độc NO2 là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy, làm thế nào để xử lý khí độc NO2 trong vuông tôm? Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây.

khí độc no2

Cơ chế gây độc NO2- ảnh hưởng đến tôm nuôi 

– NO2- kết hợp với hemocyanin trong máu tôm tạo thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu. Tôm bị tắc nghẽn không đủ oxy khiến tôm bị ngạt dẫn đến nổi đầu, chết rải rác vào sáng sớm hoặc chiều tối.

– Khi nồng độ NO2 kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, không hấp thụ được dinh dưỡng, chậm lớn, giảm sức đề kháng. Sinh ra các bệnh như: da xanh, rớt cục thịt, rớt rải rác, bệnh phân trắng trên tôm, đốm trắng,… hoặc chết hàng loạt,…

– NO2 cao làm rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm. Dẫn đến tôm lột vỏ bị mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ.

– Khí độc NO2 gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi. Nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất vụ nuôi.

no2

Các giai đoạn hình thành khí độc NO2

Trong quá trình nuôi tôm sự hình thành khí độc NH3/NO2 nếu người nuôi chưa có kinh nghiệm, quản lý chất lượng nước và đáy ao không tốt. Qua nhiều năm nghiên cứu chúng tôi chia ra 3 giai đoạn hình thành khí độc NO2 thường diễn ra:

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành NH3

Bà con có thể nhận biết bằng cách sử dụng bộ Test SERA để phát hiện nhanh lượng khí độc NH3 xuất hiện trong ao nuôi.

Khi tôm > 25 ngày tuổi, tôm bắt đầu ăn mạnh, lượng thức ăn bổ sung vào ao nuôi nhiều. Từ đó lượng chất thải sinh ra ngày càng nhiều và không được lấy ra nhanh chóng. Quá trình phân hủy và chuyển hóa Nitơ xảy ra tạo thành khí độc NH3. Tùy vào mô hình nuôi mà mức độ hình thành khí độc cao hay thấp.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa sang NO2 

Khi hàm lượng oxy đầy đủ, khí độc NH3 sẽ do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành khí độc NO2 (Nitrit)

Sử dụng bộ Test nhanh để đánh giá chất lượng nước và NO2. Lúc này, NH3 sẽ có dấu hiệu không tăng hoặc giảm xuống, trong khi đó nồng độ NO2 bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể.

Kiểm soát quản lý sự cân bằng 2 khí độc này cần kỹ năng tốt và sử dụng đúng và đủ vi sinh đồng thời liên quan hệ thống vận hành ao nuôi đặc biệt là oxy hòa tan và dòng chảy trong ao.

Giai đoạn 3: Giai đoạn gây độc – gây chết tôm

Khi hàm lượng khí độc NO2- > 25mg/L. Tôm có dấu hiệu giảm ăn, chúng cản trở quá trình trao đổi oxy làm tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, không hấp thụ được khoáng chất, lột rớt nhiều.

Hàm lượng khí độc ngày càng kéo dài không được kiểm soát hay xử lý triệt để sẽ dẫn đến các bệnh về tôm như: da xanh, nhợt nhạt, ốp thân, đen mang, gan tụy cấp tính, tôm bị đốm đen, bệnh đốm trắng, phân trắng,… và gây chết hàng loạt trên diện rộng.

Biện pháp xử lý NO2 khi xuất hiện trong ao tôm

– Theo dõi lượng thức ăn vừa đủ cho tôm bằng cách canh nhá kỹ.

– Định kỳ xét nghiệm nước 2 lần/tuần để theo dõi tình trạng khí độc trong ao, duy trì màu nước màu trà suốt vụ nuôi.

– Tăng cường chạy quạt 100% và liên tục để tạo được dòng chảy trong ao nuôi. Tăng hàm lượng oxy hòa tan bằng thổi oxy hoặc bổ sung oxy viên.

– Syphon liên tục và tăng lượng nước trao đổi (vào-ra) để dọn sạch các chất thải của tôm, thức ăn dư thừa ra ngoài càng nhanh càng tốt.

– Sử dụng men vi sinh trực tiếp định kỳ giúp chuyên xử lý đáy, xử lý nước keo, ván bọt, xử lý khí độc (NH3, NO2), cải thiện chất lượng nước.

Trên đây là một số thông tin về khí độc NO2 mà Sundo Việt Nam muốn chia sẻ đến cho bà con. Chúc bà con một vụ mùa thuận lợi!

Rate this post

You cannot copy content of this page