Với các ao nuôi lớn, phương pháp cắt tảo thủ công truyền thống mất khá nhiều thời gian và công sức, lại rất khó triệt để. Thay vào đó, cắt tảo trong ao tôm bằng hóa chất và men vi sinh là 2 phương pháp thông dụng, mang hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp hóa chất hay vi sinh vẫn là băn khoăn của không ít người nuôi. Tham khảo bài viết mà Vi Sinh Sundo chia sẻ dưới đây.
Vì sao nên cắt tảo trong ao tôm?
Trước khi lựa chọn phương pháp cắt tảo trong ao tôm, bà con nên nắm được lý do vì sao việc cắt tảo trong ao lại cần thiết và quan trọng.
Người nuôi tôm nào cũng hiểu rõ, tảo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái ao, điển hình là ao tôm. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải loại tảo nào cũng có lợi và có thể là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm.
Ngược lại, các loại tảo chứa độc tố lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi xuất hiện và phát triển với số lượng lớn, chúng sẽ gây ra các tác động xấu, làm nước ao nhờn, sản sinh độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Điển hình, trong tảo lam có chứa các chất độc như Neurotoxins, Hepatotoxins, Cytotoxins… vô cùng nguy hiểm. Neurotoxins khi xâm nhập sẽ tấn công hệ thần kinh, khiến động vật tê liệt các cơ xương, cơ hô hấp, khó bơi lội, dẫn đến co giật và chết. Đối với tảo giáp, nếu tôm ăn phải dễ gây khó tiêu, phân đứt khúc, nổi đầu về đêm…
Chính vì vậy, nếu ao tôm xuất hiện tảo độc, việc cắt tảo trong ao tôm cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh chúng lan rộng, tảo càng dày sẽ càng khó xử lý và khó kiểm soát. Mặt khác, công tác cắt tảo cũng giúp hạn chế những tác động xấu cho tôm, giảm thiệt hại về năng suất mùa vụ.
Nên sử dụng hóa chất hay vi sinh để cắt tảo trong ao tôm?
Để biết được nên sử dụng hóa chất hay vi sinh để cắt tảo trong ao tôm hay, bà con nên dựa được những ưu/nhược điểm của từng phương pháp.
1. Cắt tảo trong ao tôm bằng hóa chất
Phương pháp sử dụng hóa chất được lựa chọn để cắt tảo trong ao tôm nhờ khả năng kiểm soát triệt để sự phát triển của tảo. Thông thường, hóa chất được sử dụng là Benzalkonium Chloride (BZK, BKC,…), phổ biến nhất là các hợp chất của đồng, điển hình là Đồng Sulfate.
Ưu điểm:
Phương pháp sử dụng hóa chất được ưa chuộng vì tính hiệu quả ngắn hạn, làm tảo chết hàng loạt nhanh chóng.
Theo đó, khi sử dụng Đồng Sulfate vào trong nước, chúng sẽ phân ly thành ion Cu(2+) và SO4(2-). Lúc này, Cu(2+) không bị thủy phân, ức chế quá trình quang hợp của tảo, hạn chế tảo phát triển.
Nhược điểm:
Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng đòi hỏi cần phải tính toán cẩn thận lượng hóa chất sử dụng. Lượng hóa chất dư thừa sẽ làm biến động chất lượng nước, gây hại ngược lại cho tôm.
Khi hóa chất tích ở tụ đáy ao không chỉ tiêu diệt các loại tảo có lợi, sinh vật, phiêu sinh, làm mất cân bằng hệ sinh học trong nước, mà nghiêm trọng hơn sẽ dễ gây hiện tượng sụp tảo (tảo tàn). Tảo tàn là nguyên nhân khiến tôm bị sốc, ngợp, làm bùng phát khí độc gây nguy hiểm cho tôm. Với những tôm vùi dưới tầng đáy, khi tảo rơi xuống sẽ gây ra hiện tượng đóng rong và đen mang.
Đặc biệt, đối với tôm thẻ chân trắng, phương pháp sử dụng hóa chất không được khuyến khích vì mật độ nuôi thường khá cao, hóa chất lại dễ làm mất hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi.
2. Cắt tảo trong ao tôm bằng vi sinh
Cắt tảo bằng vi sinh dựa vào cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo. Cụ thể, khi vi sinh được tạt vào ao, chúng sẽ tiến hành phân giải và sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước (vốn là thức ăn của tảo). Khi tảo mất nguồn thức ăn đột ngột sẽ chết dần, từ đó giảm hình thành tảo độc trong ao.
Quần thể vi sinh khi được đưa vào trong nước sẽ tiến hành phân hủy các chất bài tiết, thức ăn thừa của tôm, giảm thiểu chất thải hữu cơ, hạn chế hình thành lớp bùn đáy. Đồng thời, quần thể vi sinh vật sẽ hỗ trọ tạo một môi trường cân bằng cho hệ sinh thái, giúp tôm phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt hơn.
Ưu điểm:
Khác với sử dụng hóa chất, phương pháp cắt tảo trong ao tôm bằng vi sinh không những an toàn cho tôm mà còn mang hiệu quả lâu dài, không tác động đến môi trường ao nuôi. Sử dụng vi sinh sẽ hạn chế được hiện tượng sụp tảo do dùng hóa chất. Tảo chết sẽ là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh hoạt động, cho đến khi tảo được xử lý triệt để.
Cách sử dụng men vi sinh cũng vô cùng đơn giản. Bà con chỉ cần pha theo đúng hướng dẫn tỷ lệ trên bao bì, liều lượng thay đổi tùy thuộc vào diện tích ao, mật độ và chủng tôm, sau đó tạt đều lên bề mặt ao.
Nhược điểm:
Mặc dù hiệu quả và an toàn, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi bà con cần biết lựa chọn loại men vi sinh tích hợp các chủng vi sinh khỏe, khả năng thích nghi tốt với môi trường ao nuôi.
Để hiệu quả nhanh và ổn định, bà con nên ưu tiên các dạng men vi sinh dạng lỏng khả năng hoạt động cao, điển hình như men vi sinh BZT Blue Premium. Sản phẩm sử dụng 7 ngày/lần, giúp đạt tối đa hóa hiệu quả xử lý tảo.
Với những ưu, nhược điểm bên trên, bà con có thể nhận thấy rằng cả 2 phương pháp sử dụng hóa chất và vi sinh để cắt tảo trong ao tôm đều mang hiệu quả. Tuy nhiên nhờ vào độ an toàn cao, ít tác động đến môi trường lại góp phần hỗ trợ quá trình phát triển của tôm, phương pháp cắt tảo bằng vi sinh được đánh giá cao. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng. Chúc bà con vụ mùa bội thu!