Trong những năm trở lại đây, bệnh phân trắng diễn ra ở tôm ngày càng phổ biến hơn, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chất lượng của cả vụ nuôi tôm. Đây chắc hẳn là vấn đề đáng lo ngại của nhiều người nuôi tôm hiện nay. Vậy có cách nào để xử lý tôm bị bệnh phân trắng hay không? Xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu bệnh phân trắng và cách xử lý bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả nhất
Tôm bị bệnh phân trắng là gì?
Bệnh phân trắng là một trong những loại bệnh phổ biến ở tôm. Chúng thường xảy ra ở tôm 1 tháng tuổi trở đi, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi. Tôm bị bệnh phân trắng thường xuất hiện ở các hộ nuôi tôm với mật độ quá dày đặc, nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, khép kín ít được thay nước thường xuyên.
Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phân trắng trên tôm sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường nước ao, mật độ nuôi, số lượng tôm nhiễm bệnh cũng như phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi tôm. Tuy tình trạng này không làm tôm chết hàng loạt nhưng nếu không có cách xử lý tôm bị bệnh tôm trắng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tôm, khiến chúng còi cọc, chậm lớn và chết dần.
Vậy nguyên nhân khiến tôm bị bệnh phân trắng là gì?
Để có cách xử lý tôm bị bệnh phân trắng phù hợp chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân của bệnh phân trắng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Có thể do tôm ăn phải nguồn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm nấm mốc và các loại độc tố gây hại cho tôm.
- Tôm ăn phải tảo độc, các loại tảo tiết ra enzyme làm tê liệt mô ruột của tôm khiến tôm không hấp thụ thức ăn được
- Tôm bị tổn thương đường ruột do vi khuẩn bám trên thành ruột của tôm
- Do ký sinh trùng bám vào thành ruột trên tôm.
Các triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm
Nếu tôm của bạn đang nuôi gặp những triệu chúng sau đây rất có khả năng cao chúng đang mắc bệnh phân trắng.
- Tôm ăn ít hẳn hoặc tôm bỏ ăn (trong trường hợp bị bệnh nặng)
- Phân tôm nhẹ nổi trên mặt nước và chỉ tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm bạn thấy trống thức ăn hoặc đường thức ăn bị đứt quãng
- Hệ thống đường ruột của tôm bị viêm nhiễm làm phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, khi cầm thấy vỏ tôm mềm
- Khi kiểm tra bằng phương pháp mô học nếu thấy gan bị tổn thương, bị chết từng điểm bong ra thì tôm đang gặp phải triệu chứng bệnh phân trắng.
Vậy làm sao để xử lý tôm bị bệnh phân trắng kịp thời?
Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh để có được cách xử lý tôm bị bệnh phân trắng hiệu quả cao nhất. Bằng cách kiểm tra tôm và môi trường nước sẽ giúp bạn xác định được tác nhân gây bệnh. Sau đây là một số cách xử lý bệnh phân trắng trên tôm mà bạn có thể tham khảo cho mình.
Cách xử lý tôm bị bệnh phân trắng theo từng nguyên nhân:
Do nguồn thức ăn
- Nếu tôm bạn bị bệnh phân trắng do thức ăn không tốt thì nên ngưng cho tôm ăn thức ăn đó và tìm đến nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng thay thế kịp thời. Cụ thể thức ăn cho tôm phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, không bị nấm mốc, không độc hại.
- Ngoài ra, để giúp tôm tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, hỗ trợ phục hồi chức năng gan, giúp tôm sinh trưởng tốt bạn có thể sử dụng Hepatol Plus Sundo trộn cùng thức ăn để bổ sung các loại vitamin, acid amin và sorbitol cho tôm.
- Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm để ngăn chặn, ức chế các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho đường ruột của tôm.
Xem ngay: 3 lợi ích của thuốc thuỷ sản trong việc nuôi trồng cần hiểu rõ
Do tảo độc và vi khuẩn gây bệnh
Nên thay nước ao nhiều hơn bình thường, sử dụng nước sạch sau xử lý từ 30 – 50% (thay chậm để giúp chống sốc cho tôm). Đồng thời, kết hợp sử dụng các sản phẩm xử lý môi trường cho tôm của Sundo giúp đảm bảo môi trường nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tôm. Hạn chế, ngăn chặn vi khuẩn gây hại cho tôm. Tìm giải pháp phù hợp để giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao. Dùng vi sinh với liều gấp 3 lần so với bình thường để xử lý nước và đáy ao.
Với một số cách xử lý tôm bị bệnh phân trắng trên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc sinh trưởng của tôm đồng thời ngăn chặn tình trạng tôm bệnh xấu đi. Hy vọng với những thông tin này đã mang đến nhiều điều bổ ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hay gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh phân trắng trên tôm bạn có thể liên hệ Hotline: 07.6262.1080 để được hỗ trợ Sundo tư vấn miễn phí nhé!