Vào mùa mưa, thời tiết thay đổi thất thường, hiện tượng thời tiết nắng nóng và mưa dầm đột ngột rất dễ làm biến động các yếu tố (pH, kiềm, nhiệt độ, độ mặn, oxy) gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus có cơ hội lây lan và xâm nhập gây bệnh trên tôm gây ra nhưng thiệt hại lớn nếu không xử lý kịp thời. Sundo Việt Nam xin chia sẻ đến quý bà con giải pháp quản lý ao tôm trong mùa mưa bão.
Những ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi khi mùa mưa
– Trong nước mưa có chứa hàm lượng axit, đồng thời mưa rửa trôi lượng phèn trong đất xuống ao sẽ là cho pH trong ao giảm thấp.
– Nhiệt độ, độ kiềm và độ mặn giảm
– Hàm lượng oxy hòa tan có sự thay đổi rõ rệt, mức độ giảm diễn ra rất nhanh
– Mưa nhiều làm rửa trôi đất và mang lượng lớn bùn đất vào ao làm độ đục trong ao tăng cao
– Mưa lớn làm xáo trộn bùn đáy ao, gia tăng tích lũy các vậy chất hữu cơ
– Gia tăng độc tính khí độc: NH3, NO2, H2S,…
– Mật độ vi khuẩn gây bệnh tăng cao lấn ác các vi khuẩn có lợi
– Khi mưa nhiều dễ dẫn đến tình trạng sụp tảo trong ao nuôi. Tảo chết tích tụ dưới đáy ao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh cho tôm
Ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm khi mùa mưa
– Tôm bị stress do tiếng ồn gây ra khi mưa lớn kéo dài.
– Tôm thường lột xác hàng loạt do bị căng thẳng, thay đổi điều kiện của môi trường xung quanh. Tôm sẽ không kịp cứng vỏ do thiếu các khoáng chất cần thiết dẫn đến tình trạng hao hụt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển
– Tôm giảm ăn, bỏ ăn.
– Mưa làm nhiệt độ trong ao giảm thấp, phân tầng nhiệt độ. Tôm sẽ di chuyển xuống đáy ao nuôi, nơi có nhiệt độ ấm hơn. Tuy nhiên đáy ao là nơi tích tụ các vật chất hữu cơ, thức ăn thừa, khí độc: NH3, NO2, H2S,…gây hại cho tôm.
– Hàm lượng khoáng trong ao nuôi tôm suy giảm nghiêm trọng sau khi mưa lớn kéo dài. Điều này gây ra tỷ lệ mềm vỏ của tôm trong ao tăng cao.
Giải pháp quản lý ao tôm trong mùa mưa bão
– Thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết có biện pháp thu hoạch khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm nếu có sự cố xảy ra.
– Tăng cường gia cố bờ ao để hạn chế hư hỏng và thất thoát.
– Khi mưa kéo dài làm tăng lượng nước trong ao cần hút xả bớt nước tầng mặt tránh độ mặn giảm đột ngột. Duy trì mực nước 1.3 – 1.5m để giữ nhiệt độ ổn định.
– Ngưng cho tôm ăn trong điều kiện trời đang mưa lớn kéo dài
– Kiểm soát các yếu tố môi trường ao nuôi như:
- Độ mặn ≥ 5‰
- pH 7,5-8,5 dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị
- Oxy ≥ 5 mg/l
- Kiềm ≥ 80 mg/l
- Độ trong 20-30cm
– Khoáng chất (Ca, Mg, Kali) … luôn nằm trong ngưỡng tối ưu và ổn định cho tôm.
– Tăng cường hàm lượng oxy trong ao nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt, độ mặn bằng cách tăng cường sục khí, quạt nước Bón vôi quanh bờ ao trước và sau khi trời mưa nhằm phòng tránh hiện tượng pH và độ kiềm trong ao giảm đột ngột khi trời mưa.
– Tạt vôi trong quá trình mưa để ổn định pH và độ kiềm trong ao. Vôi canxi (CaCO3) 40kg/1000m3, vôi đá (CaO) 30kg/1000m3
– Dự trữ máy phát điện phòng trường hợp mưa bão lớn gây mất điện
– Trong thời điểm mưa dầm kéo dài, nhiệt độ trong nước < 26oC nên cắt cử tôm ăn hoặc giảm 30-50% lượng thức ăn.
– Tăng cường sức đề kháng cho tôm chống chọi tốt với những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết bằng cách bổ sung vitamin C, khoáng, men tiêu hóa vào thức ăn tôm.
– Thường xuyên quan sát màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày và môi trường nước trước và sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!