Trong thời đại ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm sinh học đang ngày càng tăng. Các chất hóa học tuy có hiệu quả trong kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Đặc biệt trong nông nghiệp, nhu cầu này lại cao hơn bao giờ hết. Chế phẩm sinh học EM là một sản phẩm ra đời từ nhu cầu đó. Em nhanh chóng được mở rộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy chế phẩm sinh học EM là gì? Mời bà con tìm hiểu thông tin liên quan ở bài viết Sundo Việt Nam chia sẻ dưới đây.
Chế phẩm sinh học EM là gì?
EM là viết tắt của Effective Microorganisms trong tiếng Anh, được hiểu là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này được Giáo sư Tiến sĩ thiên tài người Nhật Bản Teruo Higa sáng chế ra. Nó được thử nghiệm và sau đó áp dụng thực tế từ năm 1980.
Thành phần chính của chế phẩm EM – chế phẩm sinh học EM gốc bao gồm hơn 80 loài sinh vật kị khí và hiếu khí. Các nhóm phổ biến: vi khuẩn quang hợp, lactic,..nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn. Quá trình chọn lọc các loài này diễn ra rất phức tạp và tốn nhiều công sức. Do đó phải lựa chọn, theo dõi tác động, hoạt hóa của tới 2000 loài mới chọn ra được.
Nguyên lý của nó dựa trên việc hoạt động của vi sinh vật. Từ đó tạo ra ác chất chống oxy hoá như inositol, ubiquinone, saponin, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Nó còn tạo ra các enzym phân giải cũng như cộng hưởng sóng trọng lực.
Ngày nay, chế phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các công nghệ thực phẩm, lên men cũng như các lĩnh vực sinh học thực tiễn khác.
Tóm lại, EM (Vi sinh vật hữu hiệu) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra.
Thành phần của chế phẩm sinh học EM gốc
Dung dịch EM là chất lỏng, màu vàng nâu. Hoàn toàn vô hại với cây trồng, gia súc và con người, kỵ với các hoá chất. Cần được bảo quản nơi khô mát, có mùi thơm chua ngọt rất đặc trưng, độ pH dưới 3,5. Nếu độ pH trên 3,5 đặc biệt là trên 4, có mùi hắc hoặc thối là chế phẩm đã bị hỏng phải loại bỏ.
Nguyên liệu chủ yếu để điều chế các chế phẩm EM là nước sạch, rỉ đường, các chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật cùng một số phụ gia.
Thành phần vi sinh vật chủ yếu
EM bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích chủ yếu thuộc 5 nhóm sau:
Vi khuẩn quang hợp: có tác động thúc đẩy các vi sinh vật khác nhau sản xuất các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Vi khuẩn axit lactic: có tác dụng khử trùng mạnh. Phân huỷ nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường.
Men: tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật.
Xạ khuẩn: có tác dụng phòng chống các vi sinh vật có hại.
Nấm men: tác dụng khử mùi, ngăn ngừa các côn trùng có hại.
Như vậy, các vi sinh vật hữu hiệu EM hoàn toàn có bản chất tự nhiên, sẵn có trong thiên nhiên. Quá trình sản xuất hoàn toàn là một quá trình lên men với các nguyên liệu tự nhiên, không chứa đựng bất cứ sinh vật lạc hoặc biến đổi di truyền nào. Cho nên hoàn toàn đảm bảo “an toàn sinh học”.
Các loại chế phẩm sinh học EM
Có rất nhiều loại chế phẩm EM khác nhau trên thị trường và rất khó để phân biệt các loại chế phẩm với nhau. Vậy chế phẩm sinh học EM có những loại nào? Làm thế nào để nhận biết các loại chế phẩm EM?
1. Chế phẩm EM gốc (EM 1)
Chế phẩm EM gốc hay còn gọi là EM1. EM gốc được sử dụng để sản xuất, sinh khối ra các dòng chế phẩm EM thứ cấp như: EM2, EM5, EM Bokashi, EM chuối, EM tỏi, EM trầu …
Nói cách khác, các loại chế phẩm EM khác chính là loại chuyển hóa của EM gốc với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm giá thành sử dụng EM.
Chế phẩm vi sinh EM gốc có 2 loại: EM gốc dạng dịch ( chế phẩm EMGRO) và EM gốc dạng bột ( Men vi sinh EMZEO)
Dung dịch EM gốc là chất lỏng có màu nâu vàn với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt. Độ pH <3,5. Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời gian bảo quản trong 12 – 18 tháng.
Nếu thấy trên bề mặt có lớp váng mỏng màu trắng khi bảo quản, lớp vi sinh vật này không có hại và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Cách nhận biết EM gốc dạng dịch và dạng bột là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu và mật độ vi sinh vật > 10^8 CFU/ml hoặc CFU/gr ( một gram hoặc 1 ml chế phẩm chứa hàng tỉ vi sinh vật).
2. Chế phẩm EM2
Là loại chế phẩm thứ cấp, được tạo ra bằng cách sinh khối dịch EM1 với mật rỉ đường và nước sạch. 1 lít chế phẩm EM gốc sản xuất ra được 50 lít EM2 Thời hạn sử dụng chế phẩm EM2 ngắn, khoảng từ 3 – 6 tháng
3. Chế phẩm EM5
EM5 còn có tên gọi khác là EM rượu, được tạo ra bằng cách ủ EM gốc + rượu + dấm + rỉ đường + nước sạch Chế phẩm EM5 có tác dụng phòng chống sâu bệnh hại cây trồng bằng cách xua đuổi côn trùng, EM5 không gây độc hại cho con người, môi trường và vật nuôi
4. EM Bokashi
EM bokashi là loại chế phẩm EM thứ cấp dạng bột, được sản xuất bằng cách lên men cám gạo hoặc mùn cưa với mật rỉ đường và men vi sinh EM gốc
Có 2 loại EM Bakashi:
Bokashi B: được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.
Bokashi C: được sử dụng để xử lý môi trường
5. Chế phẩm EM thảo dược
EM thảo dược là dòng chế phẩm EM thứ cấp, được sản xuất bằng cách lên men các nguyên liệu thảo dược: tỏi, ớt, gừng, giềng, nha đạm … với chế phẩm EM gốc ( EMGRO) và mật rỉ đường ( có thể cho thêm rượu và giấm)
Các loại EM thảo dược phổ biến như: EM tỏi, gừng, giềng, ớt … được sử dụng để nâng cao sức đề kháng, chống chịu bệnh cho cây trồng và vật nuôi
6. Chế phẩm EM thảo mộc
Chế phẩm EM thảo mộc là loại chế phẩm sinh học được lên men từ rau, củ, quả … với chế phẩm EM1, có tác dụng tạo ra loại GE hữu hiệu cho cây trồng.
Chế phẩm EM thảo mộc tiêu biểu nhất là chế phẩm EM chuối ( dịch chuối, GE chuối), tưới cho hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, rau củ …. rất hiệu quả
EM thảo mộc được sản xuất bằng cách ủ thảo mộc, củ, quả với mật rỉ đường, nước sạch và chế phẩm EM1
EM thảo mộc được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi hoặc pha loãng tưới cho cây trồng
7. EM FPE hay còn gọi là EM thực vật Fermented plant extract
Loại chế phẩm EM này được tạo từ EM gốc ( chế phẩm EMGRO) có tác dụng kích thích cây trồng phát triển mạnh, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
Cách sử dụng EMFPE rất đơn giản, chỉ việc pha loãng với nước sạch tưới hoặc phun cho cây trồng định kỳ thường xuyên
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học EM
Nguyên lý hoạt động của công nghệ chế phẩm sinh học EM là trong mỗi điều kiện phù hợp ( hiếu khí hoặc hiếm khí) sẽ kích hoạt hệ sinh thái vi sinh vật hữu ích phù hợp. Các vi sinh vật này có sẵn trong chế phẩm, hoạt hóa nhanh chóng xử lý môi trường hiệu quả.
1. Phân giải nhanh các chất thải hữu cơ
Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học EM tiết ra các enzyme sống: protease, lipase, Amylase, Cellulase … phân giải các chất cao năng khó tiêu trong rác thải hữu cơ, thành các chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn.
Hệ vi sinh vật trong men vi sinh EM, sử dụng các chất được phân giải ra làm dinh dưỡng cho bản thân hoặc chuyển hóa thành các chất có lợi cho môi trường, cây trồng, vật nuôi …
Chính vì cơ chế tác dụng mạnh mẽ này, mà EM sử dụng ủ phân chuồng ( lợn, bò, gà, dê, trâu, vịt …), bánh dầu, đậu tương, bã đậu nành, ủ cá… làm phân bón cho cây trồng.
2. Giảm mùi hôi thối của rác thải
Các vi sinh vật có trong EM ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh thông qua các con đường: cạnh tranh dinh dưỡng, không gian sống, lấy số lượng chèn ép, hoặc tiết ra các chất có khả năng ức chế và tiêu diệt ( chất kháng sinh).
Ngoài ra một số vi sinh vật trong men vi sinh EM có khả năng sử dụng các khí thối trong rác thải ( mercaptan, H2S, NH3, hợp chất nitơ …) làm thức ăn để sinh tổng hợp các chất khác, do vậy EM loại trừ mùi hôi thối một cách nhanh chóng
3. Cung câp hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho môi trường
Men vi sinh EM có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất thải hữu cơ, tạo lập và phát triển mạnh hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu trong môi trường, đất, nước …
Sử dụng chế phẩm EM định kỳ thường xuyên là cách cung cấp và bổ sung cho môi trường hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu … giúp môi trường, rác thải … luôn được xử lý hiệu quả.
4. Chế phẩm EM tác dụng hiệu quả đối với cây trồng
– Khác với các dòng chế phẩm sinh học khác, EM tác dụng đặc biệt đối với cây trồng do chức năng của nhóm vi sinh vật quang hợp, kích thích khả năng quang hợp của cây trồng sinh tổng hợp các chất hữu cơ, giúp cây trồng mau lớn, khỏe mạnh
– EM còn nâng cao sức đề kháng, giúp cây trồng chống chịu với sâu bệnh và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn
– Sử dụng chế phẩm EMGRO pha với nước sạch tưới trực tiếp cho cây trồng hoặc ủ hạt giống … giúp kích thích nảy mầm mạnh, ra hoa và đậu quả nhiều.
5. Chế phẩm sinh học EM tác dụng hữu ích với vật nuôi và thủy sản
– Xử lý vi sinh vật gây mùi, gây bệnh, giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, ít bị các bệnh về đường ruột
– Nâng chất lượng thịt, trứng, sữa … chất lượng sản phẩm tăng
– EM sử dụng để xử lý môi trường thủy sản, khử khí độc, phân hủy nền đấy, tạo màu nước ao nuôi, điều hóa phát triển tảo
– Chế phẩm EM được sử dụng để khử mùi hôi chuồng trại, xử lý phân thải, làm đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, gà, bò, dê, thỏ …
SBIO-EM DẠNG NƯỚC – CUNG CẤP VI SINH VẬT CÓ LỢI CHO MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. THÀNH PHẦN:
- Bacillus ssp (min): 9×10⁹cfu/L
- Lactobacillus spp (min): 9×10⁹cfu/L
- Saccharomyces spp (min): 9×10⁹cfu/L
- Chất mang vừa đủ: 1 Lit
2. CÔNG DỤNG:
- Cung cấp vi sinh, phân hủy mùn bã hữu cơ do thức ăn thừa, xác thực vật,….
- Giảm lượng bùn tích tụ, giảm mùi hôi, khử các khí độc (H2S, Nitrite, Nitrate, Amoni)
- Điều hòa sự phát triển của tảo, tạo màu nước ao nuôi trong sạch
- Giúp lượng vi sinh vật phù du trong nước, làm thức ăn tự nhiên cho vật nuôi
- Cải tạo môi trường nuôi, từ đó nâng cao sức đề kháng, giảm bệnh tật trên thủy sản
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
Sử dụng định kỳ: 1L/1000m3 nước/1 lần/tuần
Khi tôm 2 tháng tuổi đến thu hoạch: 2L/1000m3 nước/2 lần/tuần
Trên đây là những thông tin về sản phẩm dung dịch EM gốc SBIO-EM của Sundo Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được thông tin hữu ích cho bà con trong việc lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp. Chúc bà con vụ mùa bội thu!